Tình hình chế biến nông sản tại nước ta hiện nay
Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, nông nghiệp vẫn giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Tuy nhiên, sự bùng nổ của công nghệ thông tin; quá trình hội nhập quốc tế đòi hỏi chất lượng nông sản càng cao; cùng với diện tích đất bị thu hẹp do đô thị hóa, do biến đổi khí hậu trong khi dân số tăng nên nhu cầu lương thực không ngừng tăng lên… là những thách thức rất lớn đối với sản xuất nông nghiệp. Việc chế biến nông sản bền vững nhờ các giải pháp công nghệ cao là một điều rất cần thiết trong thời điểm hiện tại.
Giải bài toán cho các vấn đề này, theo các chuyên gia, phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ là xu hướng tất yếu, là câu trả lời cho việc phát triển nền nông nghiệp nước nhà. Tính đến nay, Cả nước hiện có trên 43.000 doanh nghiệp chế biến kinh doanh nông lâm thủy sản, trên 7.500 cơ sở chế biến nông lâm thủy sản quy mô công nghiệp gắn với xuất khẩu, tăng 1.500 cơ sở so với năm 2015…
Tuy nhiên, lĩnh vực này vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém và cần được quan tâm nhiều hơn
2. Những vấn đề còn tồn tại
Ta có thể thấy, công nghiệp chế biến nông sản của nước ta nhìn chung vẫn còn tồn tại những vấn đề cơ bản như sau:
Thứ nhất, năng lực chế biến công nghiệp còn thấp, thể hiện rõ nhất ở khả năng thu hút nông sản nguyên liệu. Hầu hết các ngành đều không đủ công suất chế biến khi vào chính vụ, gây ùn tắc mùa vụ và tổn thất lớn.
Thứ hai, còn tình trạng thiếu vùng nguyên liệu cho các nhà máy chế biến do công suất nhà máy quá lớn hoặc do không xác định vùng nguyên liệu phù hợp. Điển hình là các nhà máy sản xuất đường từ nguyên liệu mía. Điều này dẫn đến tình trạng công suất các nhà máy chỉ được khai thác ở mức thấp.
Thứ ba, trình độ khoa học công nghệ ứng dụng đối với ngành công nghiệp chế biến nhìn chung là thấp. Hệ số đổi mới thiết bị của các cơ sở chế biến trong nước khá thấp.
Chưa đa dạng hóa sản phẩm và đa dụng hóa hệ thống thiết bị chế biến một cách tối ưu để tiêu thụ được các loại nông sản đa dạng, khác biệt, nhiều mùa vụ ở nước ta, nhất là các loại rau, củ, quả. Vì thế, hiệu quả đầu tư, sản xuất còn hạn chế.
Thứ tư, có sự chênh lệch về CNCB giữa các vùng miền, sự liên kết nội vùng và liên vùng chưa được quan tâm.
3. Các giải pháp công nghệ cao nhằm chế biến nông sản
- Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ sinh học vào trong quá trình lai tạo và phát triển cây giống.
- Nhân rộng các mô hình sản xuất tiên tiến, thông qua các dự án khuyến nông, từ đó nâng cao chất lượng nguyên liệu cho chế biến; xây dựng các mô hình liên kết doanh nghiệp – nông dân.
- Tập trung vào các nhóm thiết bị phục vụ cơ giới hóa các khâu sản xuất nông nghiệp phức tạp nhất (gieo, trồng, cấy, thu hoạch); thiết bị then chốt của dây chuyền công nghệ sơ chế và tinh chế (cung cấp năng lượng, bảo quản, sấy khô, phân loại, thanh trùng, đóng gói, điều khiển tự động,…).
- Ứng dụng các công nghệ bảo quản hiện đại để giữ cho các hàng nông sản được giữ độ tươi lâu.
- Ứng dụng các khoa học công nghệ chế biến thành các sản phẩm khô để có thể để được lâu dài, đảm bảo đủ thời gian tiêu thụ lượng lớn nông sản.
4. Giải pháp công nghệ đến từ NextX
Với yêu cầu thực tiễn như vậy, NextX giới thiệu hệ thống SCADA cho nhà máy chế biến nông sản, với hệ thống giám sát tự động hóa NextERP Scada mang lại tới khách hàng nhiều trải nghiệm mới thông minh.
- Giao diện điều hành trực quan và có thể trực quan hóa dữ liệu
- Hệ thống tự động hóa linh động.
- Lập biểu đồ quản lý.
- Thu thập dữ liệu.
- Ghi và lưu trữ sự kiện.
- Lên kế hoạch sản xuất.
- Cảnh báo
- Xuất báo cáo.
- Phân quyền.
- Tính năng giám sát, quản lý từ xa
Xem thêm: Chuyển đổi số nông nghiệp, bước chuyển mình của nền công nghiệp Việt
Bạn có thể tham khảo thêm phần mềm chăm sóc khách hàng NextX CRM, phần mềm bán hàng NextX giúp cho doanh nghiệp lựa chọn được phần mềm phù hợp để phát huy hiệu quả tối đa trong kinh doanh.
NextX NextFarm tự hào là nền tảng nông nghiệp thông minh đi đầu tại Việt Nam. Với hơn 1.000 nông dân và triển khai được 4 quốc gia khác ngoài Việt Nam. Hệ sinh thái tập trung nền tảng công nghệ phần mềm SaaS, Internet vạn vật (IoT) và Trí tuệ nhân tạo (AI) giúp giải quyết tất cả các vấn đề doanh nghiệp đang gặp phải. HỆ THỐNG GIẢI PHÁP HỖ TRỢ >>Giải pháp IoT: Giải pháp nông nghiệp thông minh Hệ thống nông nghiệp thông minh Ứng dụng 4.0 trong nông nghiệp IoT trong nông nghiệp Trí tuệ nhân tạo trong nông nghiệp >>Phần mềm: Phần mềm quản lý vùng nguyên liệu Giải pháp tự động hóa nông nghiệp >>Giải pháp NextX AI: Máy châm phân dinh dưỡng tự động Máy điều khiển tưới dinh dưỡng tự động Hệ thống giải pháp giám sát nông nghiệp thông minh |