Đo môi trường nước thủy sản PH bằng thiết bị Sensor

Là sản phẩm nông nghiệp thông minh, NextX sẽ đi sâu vào vấn đề các chỉ số môi trường cho sự phát triển của các vật nuôi. Ở bài này sẽ đề cập đến độ PH trong môi trường nước thủy sản.

Đo môi trường nước thủy sản là việc làm quan trọng trong nuôi trồng. Người nuôi đã biết được ngưỡng các chỉ số và kịp thời sử lý.

Giải pháp quản lý

Tuy nhiên, các thông số chất lượng nước khác thường bị bỏ qua. Một trong số đó là pH, trong hóa học nói đến một khoảng giá trị dùng để xác định độ kiềm hoặc độ acid của một dung dịch.

Trong thực tế, PH đo môi trường nước thủy sản có thể nằm trong khoảng từ 0 – 14 và có liên quan đến nồng độ của ion Hydro H+ (một acid mạnh) trong nước ao nuôi. Nước ao có thể có tính axit (pH <7,0), trung tính (pH = 7,0) hoặc kiềm (pH> 7,0). Nói chung, tôm và cá nuôi có sức khỏe và hiệu quả sản xuất tốt hơn khi giá trị pH của nước dao động từ 7,5 – 8,5, khi những giá trị này phù hợp với độ pH máu của chúng (Hình 1).

Giá trị PH trong môi trường thủy sản luôn biến động

Tuy nhiên, cũng như với oxy hòa tan , các giá trị pH nước có thể biến động lớn trong ngày ở các ao nước xanh. Giá trị pH gần hoặc trên 9.0 là khá bình thường vào buổi chiều do hoạt động quang hợp mạnh mẽ của phiêu sinh thực vật, ngay cả ở những ao có hệ đệm tốt (ví dụ nước ao có nhiều carbonate và bicarbonate, do đó có độ kiềm tổng số cao và có khả năng duy trì giá trị pH ổn định hơn). Những giá trị pH cực đoan sẽ làm giảm hoạt động ăn, giảm tăng trưởng, ảnh hưởng xấu đến FCR (hệ số chuyển đổi thức ăn – ND) và ức chế đáp ứng miễn dịch của tôm, cá nuôi.

thủy sản

Những lưu ý về độ PH chúng ta cần nắm rõ:

  • Do hoạt động quang hợp của thực vật thủy sinh và phiêu sinh thực vật nên ngoài DO (nồng độ Oxi hòa tan trong nước) thì giá trị pH cũng sẽ thay đổi trong ngày:

– PH trong ao nuôi tôm cá thấp nhất vào khoảng 5 – 6 giờ sáng
– PH sẽ tăng dần đạt đỉnh vào lúc 2 – 3 giờ chiều.
⇒ Vì vậy cần kiểm tra pH trong ao nuôi tôm cá hàng giờ để kịp thời điều chỉnh sao cho sự chênh lệch giữa sáng và chiều không quá lớn (Tối ưu không dao động quá 0,5 đơn vị). Hệ thống Sensor cảnh báo của NextX sẽ giúp các Farmer biết được chính xác chỉ số PH của môi trường nước thủy sản thông qua Smart Phone và cảnh báo khi đạt ngưỡng nguy hiểm cho vật nuôi để kịp thời sử lý.

  • Mưa làm giảm pH, do đó cần kiểm tra các thông số trên sau mỗi cơn mưa.

Trong nước mưa có hàm lượng axit nhẹ. Và các thời điểm mưa khác nhau lượng axit này cũng thay đổi. Các thay đổi này đều được các thiết bị Sensor ghi lại và gửi đến farmer thông qua chiếc Smartphone.

  • Giá trị pH nước quyết định độc tính Ammonia

Độc tính của ammonia phụ thuộc vào pH nước. Ammonia là một hợp chất độc hại thường có trong nước ao, là chất thải từ quá trình trao đổi chất, được bài tiết chủ yếu qua mang của cá và tôm. Nó cũng được tạo ra thông qua sự phân hủy các chất hữu cơ của vi khuẩn (phân hủy vi tảo, phân động vật thủy sản, phân hữu cơ và thức ăn thừa). Một số loại phân bón vô cơ được sử dụng trong nuôi trồng thủy sản cũng có thể là nguồn sản sinh ra ammonia.  Ammonia gồm NH4+ (ion ammoni, dạng ít độc hại) và NH3 (ở dạng khí, độc hơn đối với động vật thủy sản).

Trong ao nuôi, có nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến nồng độ ammonia tổng. Các yếu tố quan trọng nhất là tỷ lệ cho ăn, chất lượng thức ăn và tỷ lệ thay nước. pH nước quyết định tỷ lệ các dạng ammonia trong nước ao. Ở pH thấp, dạng NH4+ ít độc chiếm ưu thế. Tuy nhiên, khi pH tăng thì NH4+ sẽ chuyển sang dạng độc hại và làm tăng nồng độ NH3 trong nước. Trong nước ngọt, ở pH = 7,0 chỉ có 0,7% ammonia tổng số ở dạng NH3 độc. Khi pH = 9,0 tỷ lệ này tăng lên đến khoảng 42% và ở pH = 10 là 88%.

May mắn là giá trị pH cao để có khả năng tạo ammonia độc cho tôm, cá chỉ xảy ra chủ yếu vào buổi trưa và buổi chiều. Vào ban đêm, không có sự quang hợp và nồng độ CO2 gia tăng sẽ làm pH nước giảm. Từ đó sẽ làm giảm bớt đi độc tính của ammonia ở buổi chiều. Tuy nhiên, vào ngày hôm sau pH sẽ tăng trở lại và vật nuôi sẽ lại tiếp xúc với ammonia độc. Nhiều người nuôi tôm, cá cố gắng sản xuất tối đa bằng cách tăng mật độ nuôi, tăng lượng cho ăn và tăng sục khí, cuối cùng thì có được những kết quả sản xuất kém. Cá và tôm tiếp xúc thường xuyên với nồng độ gây độc của ammonia sẽ dẫn đến giảm ăn, tăng trưởng kém, FCR không hiệu quả và suy giảm miễn dịch.

Bạn có thể tham khảo thêm phần mềm chăm sóc khách hàng NextX CRM trong nền tảng NextX giúp cho doanh nghiệp lựa chọn được phần mềm phù hợp để phát huy hiệu quả tối đa trong kinh doanh.

Rate this post

NextX NextFarm tự hào là nền tảng nông nghiệp thông minh đi đầu tại Việt Nam. Với hơn 1.000 nông dân và triển khai được 4 quốc gia khác ngoài Việt Nam. Hệ sinh thái tập trung nền tảng công nghệ phần mềm SaaS, Internet vạn vật (IoT) và Trí tuệ nhân tạo (AI) giúp giải quyết tất cả các vấn đề doanh nghiệp đang gặp phải.

HỆ THỐNG GIẢI PHÁP HỖ TRỢ

>>Giải pháp IoT:

Nông nghiệp thông minh

Giải pháp nông nghiệp thông minh

Hệ thống nông nghiệp thông minh

Ứng dụng 4.0 trong nông nghiệp

Mô hình nông nghiệp hiện đại

IoT trong nông nghiệp

Trí tuệ nhân tạo trong nông nghiệp

>>Phần mềm:

Phần mềm kết nối nông dân

Phần mềm quản lý hợp tác xã

Phần mềm quản lý vùng nguyên liệu

Phần mềm truy xuất nguồn gốc

Nông nghiệp công nghệ cao

Nông nghiệp 4.0

Giải pháp tự động hóa nông nghiệp

>>Giải pháp NextX AI:

Phần mềm quản lý nông nghiệp

Phần mềm quản lý trang trại

Máy châm phân dinh dưỡng tự động

Máy điều khiển tưới dinh dưỡng tự động

Hệ thống giải pháp giám sát nông nghiệp thông minh

Phần mềm phân tích nhận diện sâu bệnh cây trồng

Phần mềm quản lý đàn trâu bò lợn gà trong chăn nuôi

Rate this post
Bài viết liên quan

HOTLINE 24/7 :090 224 3822