Danh mục

pH và những điều cần biết khi đo môi trường nước thủy sản

pH là chỉ tiêu quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, nó ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng , tỷ lệ sống, và khả năng cảm nhiễm bệnh của các loài thủy sản nuôi.

Khoảng pH được coi là an toàn với hầu hết động vật thủy sản là từ 6.0 đến 8.5 (Chi tiết để động vật thủy sản phát triển tốt nhất) . Chính vì vậy mà người nuôi cần kiểm tra nồng độ pH, đo môi trường nước thủy sản của ao nuôi thường xuyên để theo dõi môi trường sống của vật nuôi đồng thời có biện pháp khắc phục, xử lý kịp thời khi pH nằm ngoài ngưỡng an toàn.

nuôi trồng thủy sản

Có 2 cách thông dụng để kiểm tra pH ao nuôi:

1/ Dùng thuốc thử, bút đo pH cầm tay

Đây là phương pháp thủ công, phải trực tiếp sử dụng các thiết bị cầm tay như quỳ tím, bột quỳ hay bút đo pH tiếp xúc trực tiếp với dung dịch cần kiểm tra.

Bút đo pH cầm tay đo pH bằng điện tử, hiển thị kết quả trên màn hình kỹ thuật số, cho giá trị pH và nhiệt độ chính xác đến 1 hoặc 2 số lẻ tùy dòng sản phẩm. Đo nhanh, kết quả đo chính xác, giá thành đầu tư ban đầu không cao, tính về thời gian lâu dài, sử dụng bút đo pH sẽ lợi hơn về mặt kinh tế, tiết kiệm thời gian cho người dùng.

Khi sử dụng bút đo pH cần lưu ý là phải hiệu chuẩn bút đo định kỳ giống như chỉnh lại đồng hồ bị chạy sai giờ sau một thời gian, để có được kết quả đo chính xác nhất. Tùy từng dòng sản phẩm mà hiệu chuẩn tự động hoặc điều chỉnh tay, đối với bút đo pH môi trường nước thủy sản ao nuôi chỉ cần hiệu chuẩn 1 điểm pH 7 là có thể đo tốt. Vì vậy, khi sử dụng bút đo pH mọi người nên lưu ý mua thêm dung dịch chuẩn 7 để hiệu chuẩn khi cần thiết, dung dịch chuẩn thường cung cấp 480ml, giá khoảng 400-500k sử dụng trong khoảng 1-3 năm tùy người dùng nên cũng không quá tốn kém về mặt chi phí. Khi sử dụng bút tránh va đập mạnh gây vỡ điện cực sẽ không sử dụng được, nên bảo quản điện cực trong dung dịch chuẩn để kéo dài tuổi thọ cho điện cực.

Ưu điểm giải pháp nuôi trồng thủy sản của Nextfarm: Cần phải là người rất có kinh kiệm, bởi màu sắc quỳchỉ mang tính tương đối.
Nhược điểm: Mất rất nhiều công sức. Trong khi những biến động đột ngột sẽ không kịp thời nhận biết.

2/ Sensor kết hợp giải pháp nông nghiệp thông minh 4.0

Đây là phương pháp công nghệ 4.0, sẽ là phương pháp được áp dụng rộng trong các Farm nuôi trồng nói chung và thủy sản nói riêng.

Giải pháp nuôi trồng thủy sản của Nextfarm có bao gồm Sensor đo pH. Bài viết chỉ đề cập đến đo môi trường nước thủy sản nên chỉ để cập đến Sensor cảm biến nồng độ pH trong nước ao nuôi với độ chính xác tuyệt đối và ghi lại các chỉ số 24/24, thống kê dữ liệu kèm cảnh báo tới Smartphone khi vượt ngưỡng nguy hại tới vật nuôi. Bộ giải pháp nuôi trồng thủy sản của Nextfarm với chi phí trội hẳn với phương pháp thủ công nhưng chỉ một lần duy nhất.

Ưu điểm:

  • Ghi lại dữ liệu cụ thể để phân tích. Cảnh báo ngay lập tức khi chuẩn bị tới ngưỡng nguy hại tới vật nuôi để Farmer kịp thời xử lý.
  • Farmer không đòi hỏi kinh nghiệm quá cao cũng có thể xử lý tốt các vấn đề ảnh hưởng tới vật nuôi từ hệ thống Sensor gửi về.
  • Tiết kiệm thời gian và công sức.
  • Đầu tư một lần duy nhất, đem lại nhiều lợi ích để hỗ trợ tăng năng suất nuôi trồng tối đa.

Nhược điểm: Chi phí ban đầu cao hơn hẳn so với phương pháp thủ công.

Bạn có thể tham khảo thêm phần mềm chăm sóc khách hàng NextX CRM trong nền tảng NextX giúp cho doanh nghiệp lựa chọn được phần mềm phù hợp để phát huy hiệu quả tối đa trong kinh doanh.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Tìm chúng tôi trên Youtube

HOTLINE 24/7 :090 224 3822