Từ thành công về chuyển đổi số bước đầu trên cây ăn quả có múi, với mục tiêu đẩy nhanh chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp ở Hà Tĩnh; trong 02 ngày (07-08/12/2021), Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Tĩnh tổ chức diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp nghiệp với chủ đề: Chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp Hà Tĩnh.

Ông Nguyễn Trí Hà- Chi cục Trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, ông   Phan Văn Dũng, Chi cục trưởng, Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản, ông Nguyễn Văn Trí – giám đốc Trung tâm Khuyến nông (Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Tĩnh) đồng chủ trì diễn đàn.

Tham dự diễn đàn có gần 100 đại biểu là đại diện Phòng nông nghiệp và PNTN,Trung tâm Ứng dụng KHKT và Bảo vệ cây trồng vật nuôi cùng bà con nông dân đến từ các huyện: Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang, Can Lộc và Đức Thọ. Đại biểu Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tham dự diễn đàn qua cầu truyền hình trực tuyến.

Toàn cảnh diễn đàn

Tại diễn đàn, các đại biểu đã được nghe Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh thông tin về tình hình triển khai, kết quả của quá trình chuyển đổi số trên cây ăn quả có múi tại Hà Tĩnh.

Theo đó, thời gian qua, được sự chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT đã từng bước triển khai thực hiện các nhiệm vụ nhằm định hướng cho quá trình thực hiện chuyển đổi số của ngành và giao Trung tâm Khuyến nông là đơn vị phối hợp với Công ty Cổ phần iCheck và UBND các huyện: Hương Khê, Can Lộc, Vũ Quang, Hương Sơn, Thạch Hà và các địa phương thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số trên sản phẩm Bưởi Phúc Trạch, cam Bù, cam Chanh. Đây cũng là những sản phẩm đầu tiên được Hà Tĩnh lựa chọn thực hiện chuyển đổi số.

Kết quả đến nay, toàn tỉnh đã số hóa dữ liệu cho 2.609 hộ trồng bưởi Phúc Trạch thuộc 2 doanh nghiệp, 6 HTX, 128 THT và 13 hộ sản xuất tự do; 1.625 hộ trồng cam thuộc 15 HTX, 270 THT và 12 hộ sản xuất tự do. Tất cả các đối tượng tham gia đều đạt tiêu chuẩn VietGAP và GlobalGap. Trong đó, diện tích bưởi được số hóa đạt 899 ha (đạt 35% diện tích bưởi Phúc Trạch hiện có); diện tích cam được số hóa đạt gần 2.000 ha (đạt hơn 25% tổng diện tích cam toàn tỉnh). Qua số hóa, các thông tin về sản phẩm và cơ sở sản xuất, phân phối được cập nhật đầy đủ, chính xác. Bên cạnh đó còn số hóa cho một số hộ, doanh nghiệp cung cấp phân bón, vật tư và cây giống nhằm giới thiệu địa chỉ cung cấp đầu vào phục vụ sản xuất.

Cùng với đó, Hà Tĩnh đã  hoàn thiện xây dựng Cổng thông tin điện tử cho cây Bưởi Phúc Trạch (buoiphuctrach.gov.vn), Cam Hà Tĩnh (camhatinh.gov.vn) và App Bưởi Phúc Trạch, App Cam Hà Tĩnh với nguồn dữ liệu phong phú, thông tin về cây bưởi Phúc Trạch và cây Cam của Hà Tĩnh.Các thông tin về sản phẩm và cơ sở sản xuất, phân phối được cập nhật đầy đủ, chính xác. Cụ thể như: Địa chỉ, họ tên, số điện thoại liên lạc, vùng sản xuất, diện tích, năng suất, sản lượng, quy trình chăm sóc, các giấy tờ của chủ hộ, chứng nhận sản phẩm,…Từ đó, Hà Tĩnh muốn quảng bá giới thiệu các sản phẩm nông nghiệp sạch, an toàn và tiêu biểu của huyện tới các thị trường trong và ngoài tỉnh.

Thời gian qua, cùng với việc đưa các sản phẩm lên sàn TMĐT, Hà Tĩnh cũng đã tổ chức thành công Hội nghị quảng bá thương hiệu và kết nối tiêu thụ bưởi Phúc Trạch, Cam Hà Tĩnh nhằm kết nối giới thiệu, tiêu thụ cam, bưởi Hà Tĩnh tới các doanh nghiệp phân phối, siêu thị, chuỗi cửa hàng bán lẻ, các sàn thương mại điện tử và người tiêu dùng trong cả nước .

Với những nổ lực của các cấp, ngành, các doanh nghiệp, cùng bà con nhân dân, mùa bưởi năm nay, ước có trên 17 nghìn tấn (đạt hơn 80% sản lượng) bưởi được tiêu thụ thông qua sàn giao dịch điện tử như: Sàn Postmart.vn, sàn Voso.vn và các sàn Shopee.vn, Lazada.vn, Sendo.vn và các hệ thống siêu thị tại TP Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng, Hà Nội,… Cùng với bưởi Phúc Trạch, cam Hà Tĩnh cũng đã tiêu thụ được 13.000 – 14.000 tấn và bước đầu thâm nhập vào hệ thống phân phối hiện đại như Vinmart, Coopmart, sàn thương mại điện tử.

Tại Diễn đàn, các đại biểu đã tập trung thảo luận một số nội dung về những kinh nghiệm, định hướng và giải pháp để thực hiện chuyển đổi số không chỉ trên cây ăn quả có múi mà trên tất cả các sản phẩm nông lâm ngư nghiệp của tỉnh; cùng với đó là nói rõ được vai trò quản lý nhà nước trong triển khai chuyển đổi số, phát triển kinh tế số ngành nông nghiệp.

Ban cố vấn tại diễn đàn cũng đã  giải đáp thỏa đáng các câu hỏi của các đại biểu  về những vướng mắc trong quá trình thực hiện chuyển đổi số trên cây ăn quả có múi, các ứng dụng khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng trên các sản phẩm cam, bưởi cũng như một số sản phẩm nông nghiệp khác.

Chuyển đổi số không phải là xu thế ngắn hạn mà là định hướng cốt lõi sẽ thay đổi toàn diện ngành nông nghiệp việt Nam trong tương lại. Chính vì vậy, những kết quả bước đầu của chuyển đổi số trên cây ăn quả có múi tại Hà Tĩnh sẽ giúp bà con nông dân trong tỉnh tiếp cận phương thức sản xuất mới, giảm chi phí trung gian, nâng cao giá trị sản phẩm, mang lại thu nhập cao và điều quan trọng nông dân Hà Tĩnh sẽ không bị tụt lùi so với sự phát triển chung của ngành nông nghiệp cả nước. Thời gian tới, Hà Tĩnh cần đẩy mạnh hơn nữa chuyển đổi số trong sản xuất, bảo quản, thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm qua nhiều kênh phân phối. các địa phương cần tiếp tục phối hợp với ngành nông nghiệp để hoàn thiện việc chuyển đổi số  không chỉ trên cây bưởi Phúc Trạch và cam Hà Tĩnh, mà còn trên nhiều sản phẩm nông nghiệp khác, tạo nền tảng để phát triển bền vững ngành nông nghiệp tỉnh nhà.

Cũng trong khuôn khổ diễn đàn, các đại biểu đã đến tham quan mô hình hệ sinh thái nông nghiệp thông minh minh tại trang trại cây ăn quả của hộ anh Thái Vinh Quang thôn Tân Hoa xã Kim Hoa huyện Hương Sơn. Đây là trang trại rộng 3 ha trồng cây cam chanh được đầu tư hệ thống tưới nước hoàn toàn tự động. Hệ thống được lắp đặt máy đo độ ẩm, tốc độ gió để tự động tưới cho cây cam  khi thiếu nước. Với hệ thông này gia đình anh không cần phải canh thời gian rồi tắt mở van nước để thoát nước tưới cho cây hay thoát nước nữa. Vừa giảm nhẹ được thời gian vừa giúp bạn tiết kiệm thời gian để có thể làm được việc khác. Đây là mô hình chuyển đổi số rất hiệu quả.

chuyển đổi số chuyển đổi số

Đại biểu tham quan mô hình hệ sinh thái nông nghiệp thông minh minh tại trang trại cây ăn quả của hộ anh Thái Vinh Quang, thôn Tân Hoa , xã Kim Hoa, huyện Hương Sơn

Bạn có thể tham khảo thêm phần mềm chăm sóc khách hàng NextX CRM, giúp cho doanh nghiệp lựa chọn được phần mềm phù hợp để phát huy hiệu quả tối đa trong kinh doanh.

Nguồn: Sở nông nghiệp Hà Tĩnh

5/5 - (2 bình chọn)

NextX NextFarm tự hào là nền tảng nông nghiệp thông minh đi đầu tại Việt Nam. Với hơn 1.000 nông dân và triển khai được 4 quốc gia khác ngoài Việt Nam. Hệ sinh thái tập trung nền tảng công nghệ phần mềm SaaS, Internet vạn vật (IoT) và Trí tuệ nhân tạo (AI) giúp giải quyết tất cả các vấn đề doanh nghiệp đang gặp phải.

HỆ THỐNG GIẢI PHÁP HỖ TRỢ

>>Giải pháp IoT:

Nông nghiệp thông minh

Giải pháp nông nghiệp thông minh

Hệ thống nông nghiệp thông minh

Ứng dụng 4.0 trong nông nghiệp

Mô hình nông nghiệp hiện đại

IoT trong nông nghiệp

Trí tuệ nhân tạo trong nông nghiệp

>>Phần mềm:

Phần mềm kết nối nông dân

Phần mềm quản lý hợp tác xã

Phần mềm quản lý vùng nguyên liệu

Phần mềm truy xuất nguồn gốc

Nông nghiệp công nghệ cao

Nông nghiệp 4.0

Giải pháp tự động hóa nông nghiệp

>>Giải pháp NextX AI:

Phần mềm quản lý nông nghiệp

Phần mềm quản lý trang trại

Máy châm phân dinh dưỡng tự động

Máy điều khiển tưới dinh dưỡng tự động

Hệ thống giải pháp giám sát nông nghiệp thông minh

Phần mềm phân tích nhận diện sâu bệnh cây trồng

Phần mềm quản lý đàn trâu bò lợn gà trong chăn nuôi

5/5 - (2 bình chọn)