Năm 2018, Viettel chính thức đổi tên thành Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội cho thấy những kỳ vọng to lớn của Đảng, nhà nước và Quân đội dành cho đơn vị. Viettel sẽ phải tiếp tục là một cánh chim đầu đàn trong lĩnh vực Viễn thông – Công nghệ thông tin, đồng thời trở thành một đơn vị chủ lực ở Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp chế tạo.
Trong ký ức một thời, chiếc tivi này từng là tài sản lớn của các gia đình. Nhưng ít ai biết được rằng, đây là một trong những dự án đầu tiên để Tổng công ty Sigelco – tiền thân của Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội mở đường bước vào thị trường chính là mua một ngàn bộ linh kiện ở Hàn Quốc về gia công lắp ráp những chiếc tivi Samsung đen trắng.
So với ngày hôm nay, câu chuyện này không có gì là ghê gớm, nhưng ở thời điểm đó giành được những hợp đồng như vậy đã đánh dấu sự chuyển dịch ngoạn mục của những người lính thông tin ngày đó.
Đại tá Phạm Ngọc Điệp – Nguyên TGĐ Tổng công ty Sigelco
Đại tá Phạm Ngọc Điệp – Nguyên TGĐ Tổng công ty Sigelco, Tiền thân của Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội cho biết: ‘Rõ ràng cái chuyển đổi này đã tạo cho ý thức của mỗi một cá nhân là sự tiến bộ vượt bậc về mặt tư duy mà xông vào cái lĩnh vực mà xưa nay chúng tôi chưa bao giờ nghĩ tới nhưng mà lại làm được.
Và các cuộc hạch toán, cũng là từ cuộc làm ăn này mà dần dần có đủ khái niệm và dần dần đã thành bài bản giống bên ngoài thậm chí có những cái hiệu quả hơn bên ngoài’.
Ngày 1/6/1989 là ngày mở ra một thách thức mới với những cán bộ đang công tác tại Viettel thời đó, đó là phải thay đổi tư duy, phải mở một con đường đi từ sa bàn chiến dịch sang bản đồ kinh tế và bắt nhịp với chiến lược kinh doanh. Và chính những nhà lãnh đạo Viettel lúc bấy giờ cũng không thể ngờ rằng, 30 năm sau, Viettel đã là doanh nghiệp viễn thông có thị phần lớn nhất Việt Nam và hiện đang kinh doanh tại 10 thị trường nước ngoài.
320.000km đó là chiều dài của mạng cáp quang mà Viettel đã lắp đặt ở Việt Nam. Số cáp đó đủ để quấn 8 vòng quanh Trái Đất. Nỗ lực đó đã giúp viễn thông thâm nhập đến tất cả những ngõ ngách của vùng biên giới và hải đảo xa xôi, thực hiện ước mơ biến di động từ một mặt hàng xa xỉ thành một mặt hàng ai cũng có thể tiếp cận. Không chỉ là alo và thoại, viễn thông giờ còn là giải pháp cho những bài toán khó trong cuộc sống.
Lãnh đạo xã Mường É, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La cho biết trước nay khi trả lương qua Agribank, các cán bộ xã muốn rút tiền đều phải đi gần 30km đến trung tâm huyện mới có cây ATM. Chưa kể nhiều lúc hết tiền lại phải quay về tay không. Nay thì họ có thể rút tiền ở bất cứ điểm giao dịch nào của Viettel. Như ở Mường É, mọi người chỉ cần đi vài trăm mét là rút được tiền.
Cũng tại địa phương này, 40.000 hộ dân đã sử dụng Viettel Pay để nhận tiền bảo vệ môi trường rừng hàng năm từ trung tâm quỹ phát triển và bảo vệ rừng. Không chỉ vậy, chi trả qua ứng dụng Viettelpay còn giúp cho việc giám sát quỹ minh bạch hơn.
Không chỉ là tại Việt Nam, mà ở 10 thị trường Viettel đang đầu tư, viễn thông đang thực sự làm thay đổi cuộc sống của mỗi người dân.
Bà San San Yi đã không còn phải trông chờ vào rủi may thời tiết nhờ hệ thống quản lý trang trại thông minh vừa được Mytel – nhà mạng của Viettel tại Myanmar lắp đặt, có tên gọi là NextX. Thông qua các cảm biến, ứng dụng sẽ chuyển đến điện thoại những thông số từ độ ẩm, độ mặn, độ PH hay cường độ ánh sáng và giúp bà tưới cây hoàn toàn tự động.
Viễn thông thực sự đã giúp phẳng hóa thế giới và kéo con người với con người lại gần nhau hơn, kể cả về mặt kinh tế và tình cảm.
Lần đầu tiên sau hơn 30 năm, người phụ nữ Lào ở bản Nakhuang, tỉnh Champasak mới lại được nhìn thấy gương mặt người chị gái ruột của mình.
Bản Nakhuang, giống như nhiều khu vực nông thôn khác ở Lào, dân cư khá thưa thớt, cả một khu vực rộng cả cây số vuông này chỉ có 5 nóc nhà.
Trên thế giới những khu vực vắng người như thế này thường bị các nhà mạng viễn thông bỏ qua vì không đem lại nhiều lợi nhuận. Nhưng mạng di động Unitel của Viettel đã phủ sóng ở đây.
Theo thống kê hiện nay của Ngân hàng Thế giới, với các nước đang phát triển nếu tăng trưởng viễn thông cứ đạt 10% thì sẽ đem lại 1,38% tăng trưởng GDP. Tỷ lệ đóng góp ấy chắc chắn sẽ ngày càng lớn lên trong kỷ nguyên công nghiệp 4.0.
Với Viettel chỉ tính riêng trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2018, tổng doanh thu tính gộp lên tới gần 2 triệu tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước lên tới 258 nghìn tỷ.
Người Viettel suốt 30 năm chưa bao giờ dừng lại. Bởi những phác thảo ban đầu về biểu tượng của Viettel đã nói rõ điều ấy, Viettel nghĩa là Việt Nam Telecom, là hãng viễn thông đại diện cho quốc gia vươn ra toàn cầu.
Theo Báo đất Việt
Bạn có thể tham khảo thêm phần mềm chăm sóc khách hàng NextX CRM trong nền tảng NextX giúp cho doanh nghiệp lựa chọn được phần mềm phù hợp để phát huy hiệu quả tối đa trong kinh doanh.
NextX NextFarm tự hào là nền tảng nông nghiệp thông minh đi đầu tại Việt Nam. Với hơn 1.000 nông dân và triển khai được 4 quốc gia khác ngoài Việt Nam. Hệ sinh thái tập trung nền tảng công nghệ phần mềm SaaS, Internet vạn vật (IoT) và Trí tuệ nhân tạo (AI) giúp giải quyết tất cả các vấn đề doanh nghiệp đang gặp phải. HỆ THỐNG GIẢI PHÁP HỖ TRỢ >>Giải pháp IoT: Giải pháp nông nghiệp thông minh Hệ thống nông nghiệp thông minh Ứng dụng 4.0 trong nông nghiệp IoT trong nông nghiệp Trí tuệ nhân tạo trong nông nghiệp >>Phần mềm: Phần mềm quản lý vùng nguyên liệu Giải pháp tự động hóa nông nghiệp >>Giải pháp NextX AI: Máy châm phân dinh dưỡng tự động Máy điều khiển tưới dinh dưỡng tự động Hệ thống giải pháp giám sát nông nghiệp thông minh |