Hướng canh tác hữu cơ đang ngày càng chiếm ưu thế ở mọi trang trại đất Việt. Không chỉ thân thiện với môi trường mà hiệu quả kinh tế nó mang lại vô cùng đỉnh cao. Vì vậy, nông nghiệp hữu cơ được mệnh danh là hướng phát triển bền vững mọi thời đại.
Hãy để NextX đưa bạn len lỏi sâu vào mô hình phát triển nông nghiệp organic trong bài viết sau. Đầu tiên, hãy cùng tìm hiểu:
Danh mục bài viết
Nông nghiệp hữu cơ (Organic farming) là gì?
Canh tác và sản xuất hữu cơ (Tiếng Anh: Organic Farming) được hiểu là quá trình tránh hoặc loại bỏ hoàn toàn sản phẩm hóa chất như:
- Thuốc trừ sâu hóa học
- Phân bón hóa học
- Thuốc diệt cỏ hóa chất
- Chất kích thích tăng trưởng vật nuôi
- Chất điều tiết tăng trưởng cây trồng
Như vậy, đây là một định hướng hoàn toàn thân thiện với môi trường, giảm sự tiếp xúc của người nông dân với chất hóa học. Từ đó, sức khỏe của cả nhà nông và người tiêu dùng nông sản được bảo đảm hơn.
Xem thêm Phát triển và xây dựng nông nghiệp thông minh bền vững
Lợi ích của việc phát triển nông nghiệp hữu cơ
1. Đối với môi trường
Khía cạnh tác động đầu tiên chính là yếu tố ngoại cảnh – môi trường. Một số vai trò tích cực của canh tác hữu cơ là:
- Duy trì cảnh quan thiên nhiên, hệ sinh thái nông nghiệp
- Không gây ô nhiễm môi trường
- Bảo vệ nguồn nước sạch
- Đảm bảo sức khỏe và độ an toàn của đất, gia tăng độ màu mỡ của đất
- Giảm thiểu việc sử dụng tài nguyên không thể tái tạo
2. Đối với con người
Nông nghiệp hữu cơ tác động tích cực to lớn đến sức khỏe con người, bao gồm cả người nông dân và người tiêu dùng.
- Phòng ngừa các bệnh gây ung thư
- Hương vị của thực phẩm cũng thơm ngon
- Giữ lại sự tinh khiết và chất dinh dưỡng của thực phẩm
- Giảm thiểu sự tiếp xúc chất hóa học độc hại
- Thời gian bảo quản thực phẩm lâu hơn
Thực trạng về định hướng phát triển nông nghiệp organic
1. Trên thế giới
Một số quốc gia như: Hoa Kỳ, Úc và Liên minh châu Âu (EU) có tốc độ phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ rất nhanh. Cụ thể, đến nay trên thế giới có 186 quốc gia phát triển theo hướng nông nghiệp organic.
Thống kê của FIBL (Viện Nghiên cứu nông nghiệp hữu cơ) và Tổ chức Nông nghiệp hữu cơ quốc tế (IFOAM), năm 2021 có đến 71 triệu ha canh tác hữu cơ, tương đương khoảng 1,5% tổng diện tích canh tác.
2. Ở Việt Nam
Một khoảng thời gian dài trong quá khứ, Việt Nam chưa có tổ chức định hướng phát triển hữu cơ. Mãi đến năm 2012, Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam mới ra đời.
Sự nỗ lực không ngừng nghỉ của nước ta đã đưa Việt Nam đứng thứ 5 các quốc gia có diện tích canh tác hữu cơ ở Châu Á. Thị trường tiêu thụ chính của thực phẩm hữu cơ là Nhật Bản, Anh, Hàn Quốc, Singapore và Nga,…
Một địa danh tự hào của canh tác hữu cơ ở Việt Nam chính là Lâm Đồng, Đà Lạt. Nơi đây đang định hướng phát triển bền vững, toàn diện và hiện đại. Đặc biệt là sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.
Lời kết
Tiềm năng phát triển nông nghiệp xanh ở Việt Nam là rất lớn vì chúng ta có lợi thế về chuyên môn canh tác và vị trí địa lý. NextX tin rằng đây là hướng đi bền vững bất chấp thời gian và hứa hẹn mang lại nhiều hiệu quả to lớn.
Bạn có thể tham khảo thêm phần mềm chăm sóc khách hàng NextX CRM trong nền tảng NextX giúp cho doanh nghiệp lựa chọn được phần mềm phù hợp để phát huy hiệu quả tối đa trong kinh doanh.
NextX NextFarm tự hào là nền tảng nông nghiệp thông minh đi đầu tại Việt Nam. Với hơn 1.000 nông dân và triển khai được 4 quốc gia khác ngoài Việt Nam. Hệ sinh thái tập trung nền tảng công nghệ phần mềm SaaS, Internet vạn vật (IoT) và Trí tuệ nhân tạo (AI) giúp giải quyết tất cả các vấn đề doanh nghiệp đang gặp phải. HỆ THỐNG GIẢI PHÁP HỖ TRỢ >>Giải pháp IoT: Giải pháp nông nghiệp thông minh Hệ thống nông nghiệp thông minh Ứng dụng 4.0 trong nông nghiệp IoT trong nông nghiệp Trí tuệ nhân tạo trong nông nghiệp >>Phần mềm: Phần mềm quản lý vùng nguyên liệu Giải pháp tự động hóa nông nghiệp >>Giải pháp NextX AI: Máy châm phân dinh dưỡng tự động Máy điều khiển tưới dinh dưỡng tự động Hệ thống giải pháp giám sát nông nghiệp thông minh |