Triển khai mô hình 4.0 trong lĩnh vực nông nghiệp ngày càng được đầu tư và ưu tiên. Vậy xu hướng của số hóa nông nghiệp hiện nay là gì? Cùng NextX điểm qua một trong những mô hình 4.0 phổ biến nhất năm 2022 trong bài viết sau!
Danh mục bài viết
Mô hình 4.0 trong nông nghiệp là gì?
Mô hình nông nghiệp 4.0 là mô hình trong đó cây trồng, vật nuôi và đất được xử lý chính xác theo nhu cầu của chúng. Khác với nông nghiệp truyền thống, trong nông nghiệp thông minh, nông dân đánh giá nhu cầu của mỗi một cây hoặc con vật thay vì đánh giá theo cánh đồng hoặc theo đàn. Nông nghiệp thông minh hiệu quả được dựa trên phân tích dữ liệu.
Việc sử dụng các thiết bị thông minh trong quá trình sản xuất, canh tác hay thu hoạch chính là định nghĩa của mô hình nông nghiệp 4.0. Đây được xem là mô hình tất yếu trong việc số hóa nền nông nghiệp hiện nay.
Triển khai mô hình 4.0 trong nông nghiệp
Xu hướng triển khai mô hình 4.0 trong lĩnh vực nông nghiệp
1. Mô hình Robotics (hệ thống tự trị, cơ điện tử)
Trong triển khai mô hình nông nghiệp 4.0, robot hoạt động tự chủ như các cảm biến, cho phép chúng đánh giá tình huống và đưa ra quyết định. Robot mang lại rất nhiều cơ hội cho lĩnh vực tự động hóa của ngành nông nghiệp. Bao gồm cả trồng trọt và thu hoạch, tự động hóa quá trình tinh chế thực phẩm và logistic thực phẩm.
Ví dụ:
- Robot được sử dụng ở Hà Lan để tạo chồi cây, bảo vệ mùa màng, phân loại và đóng gói. Những thí nghiệm đã được thực hiện với việc hái (cà chua, dưa chuột, dâu tây, v.v.)
- Nông dân Hà lan rất quen thuộc với robot vắt sữa, cho ăn, xử lý phân bò, làm sạch kho thóc và rào cánh đồng tự động.
Robot được sử dụng ở Hà Lan để hái cà chua
2. Mô hình công nghệ cảm ứng (cảm biến)
Cảm biến là các thiết bị có thể cảm nhận mà không tiếp xúc trực tiếp với đối tượng. Công nghệ cảm biến có thể được sử dụng để thiết lập nên chất lượng và an toàn sản phẩm, hoặc truy xuất nguồn gốc sản phẩm trong chuyển đổi số nông nghiệp.
Cảm biến trong triển khai mô hình 4.0 còn có thể tích hợp trong tất cả các loại thiết bị và máy móc nông nghiệp, máy bay và drone hoặc thậm chí cả các các vệ tinh.
Ví dụ:
- Công nghệ cảm biến trong nông nghiệp còn gồm cả ảnh chụp từ trên không (aerial photograph), ảnh nhiệt và dữ liệu cận hồng ngoại (dữ liệu NIR).
- Cảm biến sinh học sợi quang để phát hiện các chất gây dị ứng, sinh vật biến đổi gen và DNA của các vi sinh vật và virus, vốn ẩn và khó phát hiện.
3. Mô hình dữ liệu lớn (Big Data)
Theo thống kê mới nhất, hơn 98% tất cả thông tin toàn cầu được lưu trữ trong định dạng kỹ thuật số. Các chuyên gia dự đoán lượng thông tin lưu trữ số hóa sẽ lớn hơn gấp 20.000 lần vào năm 2045.
Tập hợp và phân tích những lượng lớn dữ liệu được gọi là Dữ liệu lớn. Lượng dữ liệu ngày càng phát triển sẽ cho phép mọi nhà nông dự đoán quá trình triển khai mô hình 4.0 của mình. Bằng cách thông qua các số liệu và hình ảnh trực quan cùng với kỹ năng đọc số liệu thô.
4. Mô hình microrobot tự động (máy drone)
Các con microrobot (cực nhỏ) tự động là những cỗ máy động lực độc lập có hình dạng thay đổi. Loại máy bay không người lái nhỏ và nhẹ này ngày càng phổ biến khi triển khai mô hình 4.0.
Với tầm nhìn cao và xa. microrobot hoàn toàn có thể khám phá các khu vực mà không cần sự trợ giúp của con người và không có bất kỳ rủi ro bị mắc kẹt ở đâu đó.
Ví dụ:
- Microrobot tự động có thể tìm ra trái cây chín trong nhà kính hoặc để quay video các sự kiện lớn.
- Máy bay drone có thể quét trên mặt đất, phun theo thời gian thực trên khắpcác bề mặt. Kết quả là phun từ trên không bằng drone nhanh gấp năm lần so với các loại máy móc truyền thống.
Mô hình microrobot tự động (máy drone) trong nông nghiệp
5. Mô hình Internet vạn vật (IoT)
Ước tính đến năm 2020, hơn 75 triệu thiết bị IoT nông nghiệp sẽ được đưa vào sử dụng: Trang trại trung bình sẽ tạo ra 4,1 triệu điểm dữ liệu hàng ngày vào năm 2050, tăng từ 190.000 điểm trong năm 2014. Các công nghệ IoT cho phép có các mối tương quan giữa các dữ liệu có cấu trúc và phi cấu trúc để mang lại những hiểu biết sâu sắc về sản xuất thực phẩm.
Các nền tảng IoT như Watson của IBM đang áp dụng kỹ thuật máy học vào cảm biến hoặc dữ liệu từ máy bay không người lái (Drone), phục vụ cho việc triển khai mô hình 4.0 trong nông nghiệp.
Mô hình Internet vạn vật (IoT) trong nông nghiệp
6. Mô hình Blockchain và bảo mật chuỗi giá trị nông nghiệp
Blockchain có thể làm giảm sự thiếu hiệu quả, gian lận và cải thiện mức độ an toàn thực phẩm và khả năng truy xuất nguồn gốc trong chuỗi cung ứng. Tính minh bạch của blockchain cũng có thể giúp chống lại hiện tượng lừa đảo trong lĩnh vực thực phẩm. Từ đó, khách hàng yên tâm hơn khi mua thực phẩm.
Công nghệ Blockchain có thể ngăn chặn việc thổi/ép giá và chậm thanh toán. Dẫn đến giá hợp lý hơn và giúp người nông dân sản xuất nhỏ nắm giữ được phần lớn giá trị cây trồng của họ.
Kết luận
Bài viết trên của NextX đã cung cấp thông tin về những xu hướng triển khai mô hình 4.0 trong nông nghiệp phổ biến nhất. Hy vọng nhứng kiến thức trên hữu ích và giúp bạn số hóa nông nghiệp thành công.
Bạn có thể tham khảo thêm phần mềm chăm sóc khách hàng NextX CRM trong nền tảng NextX giúp cho doanh nghiệp lựa chọn được phần mềm phù hợp để phát huy hiệu quả tối đa trong kinh doanh.
NextX NextFarm tự hào là nền tảng nông nghiệp thông minh đi đầu tại Việt Nam. Với hơn 1.000 nông dân và triển khai được 4 quốc gia khác ngoài Việt Nam. Hệ sinh thái tập trung nền tảng công nghệ phần mềm SaaS, Internet vạn vật (IoT) và Trí tuệ nhân tạo (AI) giúp giải quyết tất cả các vấn đề doanh nghiệp đang gặp phải. HỆ THỐNG GIẢI PHÁP HỖ TRỢ >>Giải pháp IoT: Giải pháp nông nghiệp thông minh Hệ thống nông nghiệp thông minh Ứng dụng 4.0 trong nông nghiệp IoT trong nông nghiệp Trí tuệ nhân tạo trong nông nghiệp >>Phần mềm: Phần mềm quản lý vùng nguyên liệu Giải pháp tự động hóa nông nghiệp >>Giải pháp NextX AI: Máy châm phân dinh dưỡng tự động Máy điều khiển tưới dinh dưỡng tự động Hệ thống giải pháp giám sát nông nghiệp thông minh |